Lan hồ điệp rừng – Đặc điểm và thông tin cần biết

Lan hồ điệp có tên gọi khác là Phalaenopsis, được trồng nhiều ở rừng nhiệt đới. Dù không quá rực rỡ như hoa hồng, tỏa sáng như hoa hướng dương nhưng hoa lan lại mang vẻ đẹp quý phái sang trọng, khiến cho bất cứ ai đi ngang qua đều phải ngắm nhìn bởi sự thu hút mà hoa mang lại. Bởi vẻ đẹp khó cưỡng của lan hồ điệp rừng nên được người dân đem về nhà trồng và trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên có thể bạn không biết rằng ngoài tự nhiên có rất nhiều giống lan rừng tuyệt đẹp mà cực lâu tàn vẫn lặng lẽ khoe sắc.

1. Đặc điểm của lan hồ điệp rừng

Lan hồ điệp rừng hay còn gọi là tiểu hồ điệp được mọc tự nhiên ở rừng. Đặc điểm về thân cành lá không có gì đặc biệt hơn so với một cây hồ điệp bình thường. Tuy nhiên thân, cành và lá của cây đều nhỏ hơn và màu sắc của hoa không đa dạng mấy.

lan hồ điệp rừng độc đáo
Lan rừng khoe sắc rực rỡ trong nắng.

2. Cách nhận biết hoa lan hồ điệp rừng

Đặc điểm nhận diện lan hồ điệp rừng là chúng có lá nhỏ hơn rất nhiều so với hồ điệp thường. Những vùng miền khác nhau có khí hậu khác nhau, điều này đã tác động đến hình dạng, trạng thái, màu sắc của hồ điệp rừng rất nhiều. Hồ điệp rừng có loại lá nhỏ, dài và mỏng, cũng có loại lá to và dày.

lan hồ điệp rừng màu vàng rực rỡ
Hoa lan rừng vàng tươi bừng nở.

Xem thêm >> Ý nghĩa nổi bật của hoa lan hồ điệp theo từng màu sắc

3. Cách trồng hoa lan hồ điệp rừng

Trồng trong chậu

  • Lan hồ điệp rừng có nhiều hình dáng, kích cỡ. Một chậu thông thường có thể chứa được nhiều cây nên bạn có thể trồng chung nhiều cây trong một chậu cũng được.
  • Giá thể tốt nhất để trồng loại lan này là: Than to ở dưới, lớp trên than nhỏ.
  • Nên trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, nhiệt độ 10-33 độ C (thực tế có thể chịu được nhiệt độ cao hơn nhiều) và độ ẩm từ 50-70%.

Cách trồng:

  • Bước 1: Bạn chuẩn bị than, xơ dừa và chậu để trồng cây, chú ý chỉ lấy vừa đủ dùng, nên chọn loại than đốt từ củi bởi vì than này sẽ sử dụng bền hơn tới 5 hoặc 6 năm mới cần phải thay chậu mới
  • Bước 2: Để than củi vào trong chậu và chú ý là nên để than tới 1/3 chậu hoa, sau đó dùng một ít lớp xơ dừa đã băm nhỏ cho vào chậu, đặt cây vào trong chậu. Cho hết phần xơ dừa còn lại và cách miệng khoảng 1cm để giữ cho cây có thể đứng thẳng.

Lưu ý: Khi mới nhổ ở rừng về cây khá suy yếu, sau khi xử lý và trồng xong nên để cây nơi mát mẻ, phun dung dịch  B1, ATONIK, kích rễ. Khi cây ra rễ khỏe mạnh thì đem ra nơi có ánh nắng, dùng phân hữu cơ kết hợp với bón phân NPK theo lứa tuổi. Khi cây khỏe mạnh có khả năng ra hoa thì khoảng tháng 2-3 dùng NPK 6-30-30 hoặc phân có (P) cao phun định kỳ 3-4 lần thì cây sẽ ra nụ hoa. Hoa có nhiều màu: trắng, phớt tím, tím nhung,…

Trồng trên gỗ lũa

Cách trồng trên gỗ lũa rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một vài cây hồ điệp rừng còn nguyên rễ, gỗ lũa (thân cây chết), giấy bạc cắt sợi mỏng (hoặc bất cứ loại dây nhỏ nào cũng được).
  • Bước 2: Dùng dây buộc chặt hồ điệp vào gỗ lũa, cố định lại như trong hình.
hoa lan trồng trên gỗ
Trồng lan trên gỗ lũa.

Lưu ý: Bạn có thể lựa chọn giữa việc bóc vỏ gỗ lũa hay không bởi cách nào cũng có mặt lợi, hại riêng. Nếu lựa chọn bóc vỏ thì cây hồ điệp sẽ khó bị sâu bọ tấn công hơn, tuy nhiên trồng cây trên gỗ lũa nguyên vỏ sẽ giúp giữ lại nhiều nước, dưỡng chất hơn cho hồ điệp.

Xem thêm >> Những mẫu lan hồ điệp chưng tết mang lại phát tài, may mắn

4. Cách chăm sóc lan hồ điệp rừng

Điều kiện ánh sáng

Vì đặc điểm của cây lan rừng không ưa thích ánh sáng, nên chỉ thích hợp trồng trong bóng râm và nhiệt độ để cây phát triển tốt từ 20 – 27 độ C.

Tần suất tưới nước

Mỗi ngày 2 lần/ngày cho cây, nhưng nhớ đừng tưới quá nhiều nước vì cây sẽ bị úng và không thể phát triển được.

Nước chỉ cần tưới đủ ẩm, nên tưới nước cho cây vào sáng sớm hay chiều tối tránh tưới vào buổi trưa vì lúc này thời tiết đang nắng nóng không thích hợp để bổ sung nước cho cây.

Bón phân

Dinh dưỡng cho hoa lan rừng là điều cần thiết, nhưng ta không bón vào đất mà bằng phương pháp phun qua lá.

Phân bón cho hoa lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với từng thời kỳ và phát triển của cây, nhưng không nhất thiết là phân bón vô cơ. Bạn có thể sử dụng phân vô cơ pha loãng để bổ sung cho cây qua các giai đoạn phát triển.

Phòng trừ sâu bệnh

Trong điều kiện chăm sóc kém hoặc môi trường không phù hợp, lan rừng rất dễ mắc sâu bệnh, lúc này bạn cần xem xét lựa chọn thuốc trừ sâu tùy theo từng loại sâu bệnh. Ví dụ, lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm nên dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC,…

Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây theo đúng liều lượng và hướng dẫn ghi trên bao bì, tránh tình trạng lạm dụng làm chết cây.

5. Các loại lan hồ điệp rừng nổi tiếng

Phalaenopsis Sweet gibbons

hoa lan hồ điệp vàng trắng
Màu trắng xen vàng của hoa lan Phalaenopsis Sweet gibbons.
lan hồ điệp rừng độc lạ
Lan hồ điệp rừng với nét đẹp độc đáo.

Lan sống phụ sinh hay sống trên đá, thân ngắn, màu xanh. Lá 2 – 3 chiếc, hình bầu dục, dài 8 – 18cm, rộng 3 – 6cm dày, gân phụ nhiều. Cụm hoa chùm, gẫy khúc, dài hơn lá. Hoa màu trắng, cánh môi màu vàng, chia 3 thùy, hai thùy đứng, thùy giữa rộng và nhọn đầu.

Phaenopsis mannii Rchob. f

Lan hồ điệp rừng bắt mắt
Cánh hoa vàng điểm chấm đỏ của hoa lan rừng bắt mắt.

Có nguồn gốc Ấn Độ, loài hoa này mang những đặc điểm riêng biệt mà không vùng nào khác có được. Nhưng ngày nay, nhờ vào kỹ thuật hiện đại những mẫu hoa lan hồ điệp Ấn đã được trồng tại nhiều khu vực trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.

Phalaenopsis fuscata Rchob. f

hoa lan hồ điệp rừng màu đỏ
Màu đỏ của lan Phalaenopsis fuscata Rchob. f

Được tìm thấy trong rừng rậm của Sumatra, bán đảo Malaysia, Borneo và Philippines ở độ cao của mặt biển đến 1000 mét. Ở Việt Nam, cây mọc ở Tây Nguyên (Gia Lai, Kontum).

Hoa sống phụ sinh, thân ngắn có bẹ. Lá lớn, dài 30 cm, rộng 10 cm. kết cấu tinh tế và hơi xoăn ở gốc. Loài này ra hoa vào mùa xuân và mùa hè. Vòi hoa có khi dài tới 45 cm. Hoa thơm, hoa sáp và mở liên tiếp trong một thời gian dài. Hoa trên mỗi nhánh. Hoa có đường kính 3 cm. Cánh hoa của cả hai cánh có ngọn tròn và hơi uốn cong dọc theo các cạnh bên.

Phalaenopsis cornu-cervi

hoa lan Phalaenopsis cornu-cervi
Vẻ đẹp độc đáo của hoa lan Phalaenopsis cornu-cervi.

Phong lan nhỏ thân ngắn 1-2 cm, lá 4-5 chiếc. Chùm hoa dài 8-10cm, có nhiều nhánh. Hoa 5-7 chiếc, to 3-5 cm, nở vào mùa xuân cho tới mùa thu.

Sự phát triển phẳng, uốn cong, có cánh với những chùm hoa hình bầu dục có những bông hoa liên tiếp có thể xuất hiện trở lại vào thời gian sau đó, vì vậy, hãy duy trì sự phát quang miễn là nó tồn tại lâu hơn có màu xanh lá cây.

Phalaenopsis lobbii Rchob. f

hoa lan hồ điệp rừng mang sắc trắng
Sắc trắng của Phalaenopsis lobbii Rchob. f

Hoa của chúng phát quang với những chùm hoa nhỏ có từ 3 đến 7 hoa mở liên tiếp. Chúng có thể ra hoa nhiều hơn một lần mỗi năm nhưng thường nhất là vào mùa xuân. Trong điều kiện hơi lạnh, mỗi bông hoa tồn tại trong khoảng một tháng. Những bông hoa có kích thước khoảng 2,5 cm, chúng có thịt, màu trắng kem, có hình ngôi sao. Môi có màu trắng, hình bán nguyệt với hai sọc dọc màu nâu.

Phalaenopsis braceana (Hook. f), Christenson

lan hồ điệp rừng màu nâu
Màu nâu của  Phalaenopsis braceana (Hook. f), Christenson.

Loài phong lan này thường nhỏ, lá 1-2 chiếc, rụng lá vào mùa Thu, rễ to và dẹt, chùm hoa 1-3 chiếc dài 12-26cm. Hoa có 4-6 màu khác nhau to 1,2 – 2,5cm nở vào mùa Hạ. Mới tìm thấy tại Quản Ba, Hà Giang năm 2000.

Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả thông tin hữu ích về lan hồ điệp rừng từ cách nhận biết hoa, cách trồng đến cách phân biệt lan rừng, một loài hoa mang vẻ đẹp sang trọng và quý phái. Những loài lan rừng trên đều có kích thước hoa nhỏ nhưng vẻ đẹp độc đáo, kỳ diệu của chúng tạo nên sự hấp dẫn đối với giới sưu tầm lan rừng nguyên thủy.