Cách trồng và chăm sóc lan hồ điệp sau Tết

Lan hồ điệp là một trong những loại cây cảnh được nhiều người lựa chọn để trưng bày trong những ngày Tết, bởi chúng không chỉ mang vẻ đẹp kiêu sa, quý phái mà hoa lan hồ điệp còn lâu tàn. Tuy nhiên, sau Tết nếu bạn không chăm sóc kỹ, lan hồ điệp sẽ bị chết hoặc lụi dần, không thể phát triển tiếp. Dưới đây là cách trồng và chăm sóc lan hồ điệp sau Tết để cây tiếp tục ra hoa và giữ được lâu hơn.

1. Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết

  • Dụng cụ cắt tỉa: Kéo, lưỡi lam hoặc bộ dao chiết chuyên dụng tỉa lan (nhớ khử trùng sạch sẽ dụng cụ trước khi trồng để tránh hoa lan bị bệnh).
  • Chậu cây: Chậu đất nung, chậu nhựa hoặc chậu gỗ (kiểu dáng chậu thì tùy theo sở thích của bạn). Hãy đặt chậu tại nơi thoáng mát, có lưới che nắng.
  • Chuẩn bị đất trồng: Đất trồng là hỗn hợp gồm vỏ thông, dớn trắng, than gỗ, viên đất nung đã qua xử lý.
  • Phân bón: Thuốc kích thích ra rễ, vitamin B1, N3M, những loại phân chứa hàm lượng lân và đạm cao (ví dụ như 20-20-15, đầu trâu 501,…)
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để chăm sóc lan hồ điệp sau Tết
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để chăm sóc lan hồ điệp sau Tết.

Xem thêm >> Những mẫu hoa lan hồ điệp chúc mừng khai trương sang trọng

2. Các bước chăm sóc lan hồ điệp sau tết

Cắt tỉa phần hư hỏng (ngồng hoa, lá vàng, rễ cây,…)

Khi hoa trên cành bị héo khoảng 2/3, ta dùng kéo cắt bỏ ngồng hoa. Vị trí cắt lý tưởng nhất để tránh cây bị sâu bệnh là cách mắt ngủ cuối cùng trên cần hoa khoảng 3cm. Lưu ý, khi cắt cần khéo léo để tránh làm dập lá. Tại mắt ngủ còn lại trên cần hoa, dùng bông y tế đã thấm một chút thuốc Atonik, quấn quanh trong vòng khoảng một tuần rồi mở ra.

 cắt tỉa phần hư hỏng lan hồ điệp sau tết
Cần cắt tỉa phần hư hỏng (ngồng hoa, lá vàng, rễ cây,…).

Dùng kéo cắt bỏ hoàn toàn những lá bị nấm. Đối với các lá bị úa vàng chưa quá 1/3 thì có thể giữ lại rồi dùng dao lam bỏ bị phần bị hỏng, giữ lại lá xanh. Những lá bị bệnh nhiều thì nên cắt bỏ hoàn toàn để hạn chế mầm bệnh.

Loại bỏ phần rễ bị thối, bôi vôi hoặc thuốc làm liền cây vào phần cắt rễ. Nếu rễ cây còn xanh thì giữ loại toàn bộ và nguyên bầu cây vào chậu, và cố định chặt gốc cây lan không cho lung lay, rút bỏ bầu nhựa của gốc cây và rễ. Ở tất cả vết cắt, bạn có thể chọn vôi, sơn móng tay, thuốc làm liền da cây,… để bôi vào cây.

Thay chậu cây

Bạn dùng tay nhẹ nhàng kéo rễ và chất trồng ra khỏi chậu cũ (hãy ngâm chúng trong nước trước để rễ không bị đứt), gỡ chất trồng dính trên rễ sau đó đặt nguyên bầu cây vào chậu và dùng dây cố định, không cho cây lung lay khi cầm chậu. Dớn cọng (giá thể trồng lan dạng sợi) sau khi đã xử lý nấm được đổ vào xung quanh chậu.

Chú ý: Vỗ nhẹ để dớn cọng hơi chặt và hở gốc để có thể quan sát quá trình phát triển của rễ cây.

Nên cho đất trồng cao đến khoảng 2/3 bộ rễ, sau đó treo cây hoặc để chậu ở nơi không có ánh sáng trực tiếp. Buộc chặt, cố định phần thân cây nằm trên bề mặt đất trồng, không được vùi cả gốc cây vào đất vì làm thế sẽ gây nên tình trạng úng.

Thay chậu cây lan hồ điệp sau tết
Buộc chặt, cố định phần thân cây nằm trên bề mặt đất trồng, không được vùi cả gốc cây vào đất vì làm thế sẽ gây nên tình trạng úng.

Bón phân và tưới nước

Sau 3 ngày để cây khô ráo, tưới đẫm toàn bộ chậu 1 lần. Pha loãng Atonik hoặc phân bón B1 theo tỷ lệ 1/2 thìa cà phê cho 20 lít nước. Dùng dung dịch này phun sương ẩm hàng ngày cho cây. Khi thấy cây ra rễ non, thường sau khoảng 1 – 2 tuần thì bỏ thêm một lớp đất vào trong chậu. Sau khi cây phát triển ổn định, sau khoảng 1- 2 tháng, thì có thể tưới nước, bón phân bình thường.

Xem thêm >> Ý nghĩa của hoa lan hồ điệp màu đỏ

3. Các lưu ý chăm sóc lan hồ điệp

Phân bón

Vào mùa hè và khi cây đang ở giai đoạn tăng trưởng, cần bón phân cho cây nhiều hơn. Lưu ý cần phải tưới cho cây đầy đủ nước trước khi bón phân.

Loại phân tốt nhất cho hoa là NPK 14-14-14. Khi cây đang ra hoa, cần bón loại phân có hàm lượng photpho cao hơn.

Các loại sâu hại như sâu đục nụ, nhện, rệp, ốc sên,… thường bám vào lá. Người trồng cây cần dùng nước xà phòng hoặc thuốc trừ sâu để loại bỏ các loài sâu hại trên lá của cây, sau đó rửa sạch lá bằng một miếng vải mềm.

Tưới nước

Lan hồ điệp không cần tưới nước nhiều nhưng do cây dễ bị nấm nên người trồng phải thường xuyên phun thuốc phòng nấm.

Vào mùa khô cần kiểm tra thường xuyên để tưới thêm nước, giữ ẩm cho cây. Vào mùa mưa, cần tránh để nước không đọng trên lá, không để nước mưa tiếp xúc trực tiếp vào lá làm thối lá.

Ánh sáng

Hoa lan không cần nhiều ánh sáng, chỉ cần đặt ở gần cửa sổ kính cây vẫn có thể sống tốt và ra hoa.

Chăm sóc hoa lan hồ điệp sau tết đòi hỏi rất nhiều công sức.
Chăm sóc hoa lan đòi hỏi rất nhiều công sức.

Xem thêm >> Các mẫu lan hồ điệp đột biến đẹp độc lạ

Bài viết trên là những thông tin về cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết cùng với cách trồng đúng chuẩn rồi. Hy vọng với những thông tin mà Happy Flower vừa chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về loài hoa tuyệt đẹp này và trồng cho nhà mình được một chậu hoa ưng ý nhất!

Nếu bạn đang muốn mua lan hồ điệp ở TPHCM, Nha Trang hay tìm lan hồ điệp giá rẻ nhưng chất lượng thì hãy đến ngay Happy Flower. Đây chính là địa cung cấp hoa lan hồ điệp uy tín được rất nhiều “tín đồ yêu lan” tín nhiệm và đánh giá cao.